Hầu hết những người sống lâu trăm tuổi đều duy trì thói quen này, bởi đó chính là liều thuốc trường thọ quý giá nhất

26/11/2020 10:37
Để sống lâu dài và khỏe mạnh, ngoài các yếu tố di truyền bẩm sinh, cách chúng ta sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Để sống lâu dài và khỏe mạnh, ngoài các yếu tố di truyền bẩm sinh, cách chúng ta sinh hoạt hàng ngày cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng.

Hầu hết những người sống lâu trăm tuổi đều duy trì thói quen này, bởi đó chính là liều thuốc trường thọ quý giá nhất: Đừng để mình nhàn rỗi ngày nào!

Cố họa sĩ Phương Thành - cái tên danh tiếng trong làng truyện tranh Trung Quốc - đã hưởng thọ 100 tuổi. Trong những năm cuối đời, ông vẫn không ngừng sáng tác, đưa ra những ý tưởng sắc bén. Thậm chí, ở tuổi 93, ông vẫn có thể dùng máy tính để viết hồi ký mỗi ngày.

Khi được hỏi về bí quyết giữ gìn sức khỏe, cố họa sĩ Phương Thành cho biết: Tất cả là nhờ bận rộn. "Tôi bận viết lách, tôi bận làm vườn, nuôi chim, câu cá… Chỉ cần tôi còn bận rộn, còn nghĩ ngợi, còn hoạt động tay chân thì vẫn còn khỏe mạnh", ông giải thích.

Kiến trúc sư người Mỹ gốc Hoa Bối Duật Minh - người đã thiết kế Kim tự tháp kính Louvre - cũng qua đời ở tuổi 102. Ở tuổi 90, ông làm việc không ngừng nghỉ để hoàn thành công trình Bảo tàng Tô Châu. Đối với vị kiến trúc sư tài hoa này, công việc chính là một loại niềm vui. Ông thậm chí còn ở lại bảo tàng hơn 8 tiếng chỉ để xem xét những chi tiết nhỏ.

Giáo sư Quý Tiễn Lâm - cây đại thụ văn hóa Trung Quốc - hưởng thọ 98 tuổi. Sinh thời, ông luôn dậy từ 4h sáng để bắt tay vào nghiên cứu. Ở tuổi 90, nhà ngôn ngữ học này vẫn làm việc hơn 10 tiếng/ngày.

Chu Hữu Quang - cha đẻ của "Bính âm Hán ngữ" - hưởng thọ 112 tuổi. Ông từng nói trên tờ Nhật báo Nhân dân: "Tôi về hưu ở tuổi 85 nhưng vẫn đọc sách, đọc báo, viết bài tại nhà".

Ngay cả cố họa sĩ lừng danh Tề Bạch Thạch cũng đề cao sự bận rộn. Ông tin rằng mọi người không nên "để một ngày nào nhàn rỗi".

Ai cũng ghen tị với tuổi thọ của những nhân vật lừng lẫy này mà không biết rằng họ duy trì được sức khỏe là nhờ luôn làm mình bận rộn.

Hầu hết những người sống lâu trăm tuổi đều duy trì thói quen này, bởi đó chính là liều thuốc trường thọ quý giá nhất: Đừng để mình nhàn rỗi ngày nào!

Kiến trúc sư nổi tiếng Bối Duật Minh luôn làm việc hăng say bất chấp tuổi tác.

Một người cho biết, bố anh ta bị bệnh ở chân. Cơn đau khiến ông không thể đi lại được mà chỉ ngồi một chỗ ở nhà. Trước kia, ông là người hoạt bát, không chỉ hay đi đón cháu mà còn đi chợ mua đồ rồi nấu ăn. Ngược lại, mẹ anh ngoài việc dọn dẹp nhà cửa thì chỉ ngồi một chỗ xem TV.

Nhiều người nghĩ rằng cuộc sống như thế là thoải mái, nhưng mẹ anh lại cảm thấy không hạnh phúc. Dù không gặp vấn đề gì về sức khỏe, bà ấy dần dần ít cười, ít nói, mặt mũi bơ phờ, thậm chí còn cho rằng con cái không tôn trọng mình.

Tuy nhiên, sau khi chồng bị bệnh, mọi công việc nấu nướng, dọn dẹp đều đổ dồn lên vai người mẹ. Sợ con cái bận bịu, bà tự mình đi trả tiền nước, tiền điện, tiền ga. Nhà có gì hỏng hóc bà cũng tự gọi người tới sửa. Khi cháu trai đến chơi vào cuối tuần, bà sẽ tất bật chuẩn bị một bữa ăn thịnh soạn rồi cũng tự mình rửa bát.

Dù bận rộn như thế nhưng người mẹ chẳng những không mệt mỏi mà sắc mặt còn hồng hào hơn. Những nếp nhăn trên mặt bà cũng biến mất đáng kể, tâm trạng cũng trở nên vui hơn. Rõ ràng, bận rộn chính là liều thuốc quý để giải quyết mọi thứ.

Làm gì để trở nên bận rộn?1. Dậy sớm, không ngủ nướng

Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy những người trường thọ thường sinh hoạt điều độ, ít khi ngủ nướng. Mọi hoạt động đều được sắp xếp một cách quy củ, khoa học. Bạn không nên lãng phí buổi sáng, mà dành thời gian đó để ăn sáng, đọc sách, thưởng trà, chơi cờ, trò chuyện cùng bạn bè… để cuộc sống bớt nhàm chán.

2. Ra ngoài thường xuyên thay vì ngồi lì ở nhà

Nếu chỉ ngồi mãi trong nhà, bạn sẽ sớm nảy sinh cảm giác buồn chán và phiền muộn trong lòng. Muốn tâm trạng vui vẻ, thoải mái, hãy ra ngoài đi dạo. Khi thời tiết tốt, bạn có thể chạy bộ đến vã mồ hôi, bơi lội, chơi bóng hoặc tập thể dục cho cơ thể dẻo dai.

3. Tham gia sinh hoạt cộng đồng

Những người trường thọ không bận rộn một cách mù quáng, đến mức thức thâu đêm suốt sáng. Họ làm vậy để đầu óc minh mẫn và cuộc sống thêm phong phú hơn.

Sau khi nghỉ hưu, bạn có thể tham gia sinh hoạt cộng đồng, chơi mạt chược, làm tình nguyện, đi tập thể dục tập thể, nghe chim hót trong công viên cùng bạn bè vào sáng sớm…

4. Chăm chút ngoại hình

Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln từng nói: "Trước tuổi 40, ngoại hình là do cha mẹ ban tặng. Sau tuổi 40, con người phải tự chịu trách nhiệm về ngoại hình của mình".

Chăm chút cho dáng vẻ bên ngoài sẽ giúp bạn thêm tự tin và tràn đầy năng lượng, thậm chí khiến bạn trẻ ra 10 năm so với tuổi thật.

Hầu hết những người sống lâu trăm tuổi đều duy trì thói quen này, bởi đó chính là liều thuốc trường thọ quý giá nhất: Đừng để mình nhàn rỗi ngày nào!

5. Kiên trì đọc sách, học hỏi và đi du lịch

Dù là ai cũng nên kiên trì học hỏi từ khi còn trẻ cho đến lúc về già. Đọc sách giúp bạn nuôi dưỡng tâm hồn; du lịch giúp bạn mở rộng tầm mắt. Qua đó, bạn hiểu thêm về những vấn đề đang diễn ra quanh mình, dần dần sẽ thấy tinh thần phấn chấn, tràn đầy năng lượng hơn.

6. Duy trì thói quen tập thể dục

Sức khỏe tốt chính là nền tảng quan trọng để kéo dài tuổi thọ. Những người sống thọ thường không ngừng duy trì rèn luyện thể chất mỗi ngày, nhờ vậy mà họ lúc nào cũng dồi dào sức sống.

7. Tư duy tươi trẻ

Người trẻ luôn chủ động học hỏi và trải nghiệm những điều mới mẻ với một đôi mắt tò mò. Kể cả khi khuôn mặt xuất hiện những nếp nhăn, chỉ cần bạn luôn giữ vững vẻ rạng rỡ và tinh thần hứng khởi của mình là đủ để thu hút ánh nhìn từ mọi người.

 

Theo Nguồn xahoi.com.vn

Hầu hết những người sống lâu trăm tuổi đều duy trì thói quen này, bởi đó chính là liều thuốc trường thọ quý giá nhất - Làm Đẹp